Phân loại Sinh_vật_phù_du

Theo đời sống

Một số loài tảo silic - nhóm thực vật phù du quan trọng

Plankton có thể được chia thành Holoplankton và Meroplankton:

  • Holoplankton: là những sinh vật dành toàn bộ vòng đời của nó sống trôi nổi; ví dụ: Copepods, Salps krill hay jellyfish.
  • Meroplankton: Là bọn chỉ có một giai đoạn nhất định trong vòng đời sống trôi nổi (thường là trạng thái ấu trùng) ví dụ: sao biển, giáp xác, giun biển và hầu hết .

Theo kích thước

copepod (Calanoida sp.) dài khoảng 1-2mm

Nếu dựa theo kích thước thì có thể chia Plankton thành các nhóm:

  • Megaplankton, 2×10−1→2×100 m (20–200 cm)
  • Macroplankton, 2×10−2→2×10−1 m (2–20 cm)
  • Mesoplankton, 2×10−4→2×10−2 m (0.2 mm-2 cm)
  • Microplankton, 2×10−5→2×10−4 m (20-200 μm)
  • Nanoplankton, 2×10−6→2×10−5 m (2-20 μm)
  • Picoplankton, 2×10−7→2×10−6 m (0.2-2 μm), chủ yếu là vi khuẩn
  • Femtoplankton, < 2×10−7 m, (< 0.2 μm, nhỏ hơn 0,2 μm), bao gồm một vài loài virus biển

Tuy nhiên, một vài thuật ngữ trên có thể được sử dụng tương đối linh hoạt, đặc biệt là ở những nhóm có kích thước lớn. Sự tồn tại và tầm quan trọng của nhóm Nano- hay thậm chí những loài nhỏ hơn mới chỉ được phát hiện từ những năm 1980. Nhưng người ta cho rằng đây là nhóm chiếm một tỷ lệ lớn nhất về số lượng thành viên cũng như về sự đa dạng trong số các nhóm plankton.

Theo nguồn gốc phân loại

An amphipod (Hyperia macrocephala)

Nếu dựa theo chức năng thì có thể phân chia Plankton thành các nhóm sau:

  • Phytoplankton (từ gốc Hy Lạp phyton là thực vật), bao gồm các nhóm tảo sống gần mặt nước nơi có đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp.
  • Zooplankton (từ gốc Hy Lạp zoon là động vật), bao gồm các động vật nguyên sinh, giáp xác và rất nhiều các động vật nhỏ khác mà chúng cũng có thể sử dụng các plankton khác làm thức ăn. Zooplankton cũng bao gồm trứng và ấu trùng của một số loài động vật lớn như cá, giáp xác, giun đốt...
  • Bacterioplankton, gồm có vi khuẩnarchaea, chúng giữ một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.